Biển quảng cáo ngoài trời vẫn luôn là phương thức quảng cáo mà rất nhiều Marketer và nhãn hàng ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay có nhiều các chất liệu làm biển quảng cáo và chúng ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành quảng cáo. Và dưới đây WeWin Media sẽ giới thiệu tới bạn 7 chất liệu biển quảng cáo ngoài trời phổ biến nhất.
1. Chất liệu decal
Decal có thể nói là một loại chất liệu khá phổ biến đối với các quảng cáo ngoài trời, chúng là một loại nhãn với khả năng tự dính vào các vật liệu khác chỉ nhờ một lực ấn tương đối nhẹ. Loại decal này thường được sử dụng trong quảng cáo taxi hoặc poster vì có khả năng bám dính tương đối tốt.
Về cấu tạo thì decal được cấu tạo gồm 4 lớp như sau: đầu tiên là lớp giấy, lớp keo, lớp silicon và cuối cùng là lớp đế. Bên cạnh đó, hiện nay có hai loại decal cơ bản được nhiều người sử dụng nhất đó chính là decal nhựa PVC và decal giấy.
Nói đến ưu và nhược điểm của decal thì chúng có ưu điểm là sở hữu nhiều màu sắc đa dạng, giá thành tương đối hợp lý và dễ gia công cũng như sử dụng. Tuy nhiên, decal giấy dễ bị thấm nước và độ bền không cao nên bạn cần xem xét kỹ khi chọn lựa.
2. Chất liệu Aluminium
Aluminium còn gọi là nhôm, đây là loại nguyên vật liệu xuất hiện ở rất nhiều ngành nghề, nhất là trong ngành sản xuất biển quảng cáo. Chất liệu này khá giống với Bạc ở khả năng phản xạ ánh sáng cũng như màu sắc, chúng còn có khả năng tích điện, khá mềm, không từ tính nên dễ uốn.
Aluminium hiện nay có 4 loại độ dày phổ biến như: 0.06, 0.08, 0.11 và 0.21mm trở lên. Về ưu điểm thì chất liệu này rất cứng nhưng lại có trọng lượng khá nhẹ, thân thiện với môi trường và có tuổi thọ cao, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đa dạng màu sắc và cực kỳ dễ dàng gia công.
Tuy nhiên, với bản chất kim loại thế nên chất liệu này lại có nhược điểm là có khả năng tích và dẫn điện nên bạn cũng cần phải lưu ý.
3. Chất liệu bạt Hiflex
Hiflex chính là loại nhựa (PVC) có màu trắng sữa và chịu được sự tác động của thời tiết. Loại bạt này sau khi được phủ lên một lớp màng thì có thể dùng để in các hình ảnh sản phẩm, slogan hay logo lên đó để tạo thành các biển hộp đèn, banner cực kỳ bắt mắt.
Chất liệu làm biển quảng cáo này có giá rất rẻ nên được nhiều nhãn hàng ưa chuộng sử dụng để tạo ra các biển bảng, pano, áp phích mang tính chất tạm thời trên đường phố. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng dù khá bền với thời tiết bên ngoài tuy nhiên trong khoảng 6 tháng bạt hiflex cũng sẽ có dấu hiệu bạc màu nên bạn cần chú ý và thay thế để biển quảng cáo đạt chất lượng cao nhất.
4. Chất liệu Formex
Trong các chất liệu làm biển quảng cáo thì Formex cũng là chất liệu được các công ty, nhãn hàng ưa chuộng. Về cấu tạo, formex chính là một loại xốp được tạo thành từ bọt nhựa PVC, có trọng lượng nhẹ và được cấu trúc chắc chăn. Formex thường có độ dày từ 2mm cho tới 15mm.
Về đặc tính, formex khá mềm, dẻo nên dễ để cắt ghép và uốn cong, bên cạnh đó formex còn có khả năng chịu lực và cách ẩm tốt. Formex thường được phân thành hai dạng là: không màu (màu trắng) và loại có màu (xanh, đỏ, vàng…).
Về ưu và nhược điểm của formex thì chúng khá dễ để gia công, bám dính tốt và không gây hại cho sức khoẻ, tuy nhiên khả năng chịu nhiệt lại không cao. Với những ưu và nhược điểm đó thì formex hay được ứng dụng để làm các biển quảng cáo ngoài trời, các loại booth trang trí,…
5. Đèn LED chiếu sáng
Gần đây đèn LED là chất liệu biển quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất, đây là một loại đèn được ứng dụng công nghệ LED với cấu tạo từ các diode phát sáng, loại đèn này có hiệu suất chiếu sáng lên tới 303(Im/W). Với cấu tạo như vậy, đèn LED thường được sử dụng làm vật liệu phát sáng cho các biển quảng cáo ngoài trời.
Thông thường đèn LED sẽ được phân ra thành hai loại là LED ánh sáng trắng và LED ánh sáng màu. Về ưu điểm thì đèn LED có tuổi thọ cao, tiết kiệm điện, đa dạng màu sắc và không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên chúng sẽ dễ bị hư hỏng do điện thế ngược và đôi khi sẽ tác động xấu tới toàn bộ hệ thống điện.
6. Chất liệu Mica
Mica là một chất liệu nằm ở nhóm silicat và là chất liệu phổ biến trong ngành quảng cáo. Mica thường được ứng dụng để làm các biển quảng cáo, hộp đèn hoặc chữ nổi. Sở dĩ mica được ứng dụng vào ngành quảng cáo là bởi chúng có tính cát khai cao, khả năng phản xạ với ánh sáng tốt và hơn nữa còn có tính cách điện.
Về ưu điểm của mica thì có thể nói vật liệu này có màu sắc đa dạng, tỷ trọng nhẹ và ánh sáng có thể xuyên qua được. Hơn thế nữa, mica còn có độ dẻo cao, chịu nhiệt và độ bền cực kỳ tốt. Tuy nhiên, có một nhược điểm mà bạn cần chú ý đó là chúng dễ bị phai màu, trầy xước và nhiều hàng giả, hàng nhái nên bạn cần đặc biệt lưu ý.
7. Chất liệu Đồng – Inox
Chất liệu làm biển quảng cáo cuối cùng mà WeWin Media muốn đề cập tới đó chính là Đồng – Inox. Bạn biết đấy Inox chính là một hợp kim thép hay còn gọi là thép không gỉ còn đồng thì chính là kim loại dẻo, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt cao.
Về ưu điểm thì chất liệu này khá dễ dàng để gia công, có tính chống ăn mồn cao, hơn nữa độ bền và độ cứng cũng như tính chịu mài mòn cao, thêm vào đó là tính biến dạng dẻo cực kỳ tốt. Thế nhưng chúng có nhược điểm là năng dẫn điện cũng như độ cơ học khá thấp nên bạn cần phải lưu ý để có sự khắc phục.
Trên đây WeWin Media đã vừa giới thiệu tới bạn 7 loại chất liệu thường được sử dụng trong ngành quảng cáo, đây là những loại được rất nhiều Marketer và nhãn hàng ưa thích khi triển khai quảng cáo ngoài trời. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Về WeWin Media, chúng tôi là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ quảng ngoài trời uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng một dịch vụ trọn gói từ khâu tư vấn, lên kế hoạch cho tới thi công, bảo hành… Do đó nếu có nhu cầu triển khai biển quảng cáo ngoài trời, hãy liên hệ ngay với Billboard WeWin Media.
Tìm hiểu thêm: