Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi truyền tải các thông điệp của thương hiệu qua những câu chuyện, tốc độ lan tỏa của nó tới người tiêu dùng sẽ nhanh hơn. Vậy làm sao để liên kết các quảng cáo OOH và Storytelling lại với nhau? Cùng tìm hiểu với Billboard WeWin nhé!
Storytelling Marketing là gì?
Mặc dù sẽ đơn giản khi nói rằng Storytelling Marketing là truyền thông bằng cách kể một câu chuyện, nhưng sẽ là thách thức với các thương hiệu để thực sự thành công. Từ rất lâu, nhiều thương hiệu và nhà quảng cáo đã tận dụng các câu chuyện để bán sản phẩm, dịch vụ.
Bạn có biết tới những bộ phim hoạt hình thập niên 80 được thiết kế đặc biệt để bán đồ chơi không (looking at you, Teddy Ruxpin)? Tất cả đều có cốt truyện và trẻ em rất yêu thích chúng, tuy nhiên, những bộ phim đó nhanh chóng trở nên cũ kỹ. Sau đó, các thương hiệu đã biến đồ chơi hoặc mascot thành nhân vật chính. Nhờ đó, nội dung của các bộ phim, đoạn video quảng cáo lồng ghép câu chuyện đều mang hình ảnh thương hiệu.
Storytelling Marketing là cách một thương hiệu kết nối với thế giới. Thương hiệu không còn là nhân vật chính hiển thị quá lộ liễu mà mục tiêu kết nối qua những câu chuyện đã trở thành trọng tâm của các hoạt động quảng cáo.
“Kể chuyện là quá trình tạo mối liên hệ với khách hàng trước rồi mới bán sản phẩm.” Mặc dù Storytelling Marketing có thể không tập trung vào sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, nhưng việc xây dựng kết nối đa chiều với khách hàng mục tiêu của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Để làm được điều này, bạn cần kể một số loại câu chuyện khác nhau và qua nhiều cách khác nhau, điều quan trọng là cần thực sự hiểu khách hàng mục tiêu của bạn.
Lợi ích của Storytelling Marketing
Những câu chuyện giúp chúng ta hiểu và kết nối nhiều hơn với thế giới xung quanh. Chúng chuyển tiếp thông tin quan trọng đến khách hàng theo những cách phù hợp về mặt văn hóa. Một số chủ đề nổi bật có tính truyền tải cao như: gia đình, tình yêu, tình bạn, vượt qua nghịch cảnh, hy vọng.
Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường toàn cầu, việc tìm cách liên hệ với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội là điều quan trọng đối với sự thành công của một thương hiệu. Khai thác nhu cầu của con người về câu chuyện có thể mang lại lợi thế cho nhà quảng cáo OOH.
Không có gì ngạc nhiên khi thấy các bảng quảng cáo của các tổ chức phi lợi nhuận, đặc biệt là vào các ngày lễ. Với hình ảnh thể hiện câu chuyện nhân văn, họ có thể nhận được sự quyên góp thực phẩm, quần áo, đồ chơi cho các chiến dịch hướng về trẻ em. Những câu chuyện kể bằng hình ảnh này kết nối với con người lại với nhau theo cách mà chỉ riêng ngôn từ không thể làm được. Các chiến dịch này có thể thay đổi quan điểm và thái độ của khách hàng thông qua các câu chuyện, hiển thị rõ các thông điệp ẩn sâu bên trong.
Storytelling giúp mang lại giá trị hơn là quảng bá thương hiệu thông thường, nó tạo ra bản sắc và tính cách thương hiệu. Hình thức Marketing này cũng tạo ra các kết nối tức thì trong thời gian thực.
Những điều bạn nên biết về Storytelling Marketing
Nếu bạn đã từng tìm kiếm các câu chuyện cười, bạn sẽ biết cách kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với OOH, vốn có điểm mạnh thu hút sự chú ý của mọi người một cách nhanh chóng, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nó giúp bạn chuyền tải các câu chuyện. Một số yếu tố cần thiết để có cách kể chuyện hay, bao gồm:
- Sự thật – “Ngay cả khi kể những câu chuyện về thương hiệu cũng phải tuân theo ba bước cơ bản của việc xây dựng thương hiệu: nhất quán, kiên trì và hạn chế”. Câu chuyện bạn kể dưới một hình thức nào đó phải liên quan đến bản sắc thương hiệu Chúng giúp định hình các cuộc trò chuyện xung quanh thương hiệu, do đó, nó rất cần tính chân thực.
- Cá tính riêng – Kể chuyện không phải là bán sản phẩm, mà là bán bản sắc thương hiệu. Làm cho người tiêu dùng muốn biết nhiều hơn và sẵn sàng đầu tư về mặt cảm xúc. Một trong những ví dụ điển hình là bộ phim hoạt hình My Little Pony. Nó được Marketing tốt và khán giả dễ tiếp thu nhưng không có những cảm xúc thật trong đó. Câu chuyện được kể theo công thức, không gây khó chịu cho khách hàng. Không những vậy, các nhân vật không có chiều sâu và dễ bị lãng quên. Hãy so sánh điều đó với bản remake của Friendship is Magic . Showrunner Lauren Faust đã truyền tải những câu chuyện mà trẻ em thuộc mọi giới tính đều có thể liên tưởng đến. Các bậc cha mẹ cũng khuyến khích con cái xem lại chương trình vì có những câu chuyện kể vừa có ý nghĩa vừa thực sự hài hước.
- Các nhân vật thú vị- Mỗi câu chuyện cần có các nhân vật toàn diện để mọi người tin tưởng. Trong các quảng cáo nên có cá nhân đang đối mặt với những thách thức – điều mà người xem có thể đồng cảm. Ngoài ra, các quảng cáo có thể đi theo hướng hài hước, nhằm lấy được tiếng cười của khách hàng. Hãy học cách thách thức những kỳ vọng của khách hàng và xây dựng một hình ảnh đại diện thương hiệu. Một thương hiệu đã làm điều đó rất tốt chính là Old Spice Guy. Hãng đã chuyển dần tính chất các quảng cáo sang hài hước, giúp mang lại cho thương hiệu một sức sống trẻ trung gây được tiếng vang với khán giả trẻ tuổi.
- Tập trung vào chất lượng – Truyền tải quá nhiều câu chuyện thương hiệu của bạn có thể khiến khách hàng khó chịu và dần mất thiện cảm. Thay vào tập trung số lượng, bạn nên đầu tư nguồn lực vào chất lượng bởi nó khiến khách hàng sẵn sàng đọc và lắng nghe những gì sẽ xảy ra tiếp theo sau câu chuyện. Đối với một Storytelling Billboard, các nhà quảng cáo OOH có thể xem xét tận dụng không gian làm phần mở đầu cho toàn bộ câu chuyện. Ngoài ra, hãy luôn để lại đường Link Website hoặc mã QR trên các biển quảng cáo – giúp khách hàng có thể truy cập để tìm hiểu thêm thông tin hoặc lựa mua sản phẩm.
Các loại Storytelling Marketing khác nhau
Có rất nhiều phong cách kể chuyện mà các nhà quảng cáo OOH có thể sử dụng. Mỗi loại phong cách có chức năng và phương thức riêng. Ví dụ: sử dụng các câu chuyện dân gian sẽ tạo các tiêu chuẩn phù hợp về mặt văn hóa cho khách hàng của bạn. Những nhân vật như ông già Noel hay chú thỏ Phục sinh thường phát huy tác dụng khi bạn đang cố gợi lên cảm giác hoài cổ.
Với mỗi mục đích khác nhau, bạn sẽ cần truyền tải câu chuyện theo phong cách khác nhau. Ngoài ra, nó còn bị ảnh hưởng bởi chiến lược Marketing cũng như khách hàng mục tiêu. Trong đại dịch gần đây, hai trong số các loại phong cách kể chuyện phổ biến nhất là câu chuyện dựa trên dữ liệu và câu chuyện được cá nhân hoá.
Data Stories
Là một trong những loại câu chuyện không dễ sáng tạo – câu chuyện dựa trên dữ liệu, là về việc sử dụng các con số để kể một câu chuyện. Trong thời gian vừa qua, nhiều Blogger tận dụng dữ liệu của dịch bệnh để kể về tình hình đang diễn ra. Nó bao gồm: tỷ lệ ca bệnh, tử vong, mức độ tiêm chủng,… Tuy nhiên, không phải câu chuyện nào cũng thành công thu hút mọi người quan tâm.
Dữ liệu có thể có tính thực tế là cái mà chiến dịch Storytelling Marketing của bạn cần. Cho dù đó là những câu chuyện tiêu cực như: mức độ mất an toàn thực phẩm hay tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt đối với nam giới 30-39 tuổi,….những câu chuyện này có thể tạo sự uy tín cho thương hiệu và lấy được lòng tin của khách hàng. Các loại số liệu thống kê kết hợp cùng các hình ảnh trực quan hóa phù hợp thường giúp ích nhiều cho quảng cáo OOH.
Personal Stories
Xây dựng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng giúp quyết định thành công, thất bại của doanh nghiệp. Dave Thomas, người sáng lập chuỗi cửa hàng thức ăn Wendy’s, thường xuất hiện trong các địa điểm thương mại có Tổ chức nhận con nuôi và nói về tầm quan trọng của nó với ông ấy— người từng là con nuôi.
Sự ủng hộ của Dave Thomas được xem là một phần của câu chuyện thương hiệu và thể hiện tính chân thực trong đó. Personal Stories – những câu chuyện cá nhân cũng có thể là của nhân viên hoặc khách hàng của bạn. Kiểu kể chuyện này cho thấy khía cạnh nhân văn của thương hiệu, nuôi dưỡng lòng tin của khách hàng. Mặc dù quảng cáo trên thiết bị di động và quảng cáo OOH có sự khác nhau về định dạng, địa điểm,…nhưng bạn có thể truyền tải những câu chuyện cá nhân trên nhiều phương tiện khác nhau.
Giáo dục và Tin tức trong ngày
Đây là hai loại Storytelling Marketing khác mà các nhà quảng cáo OOH có thể sử dụng. Đối với cách kể chuyện mang tính giáo dục, việc kết hợp những thông tin có liên quan và có tính thực tế cao trên các biển quảng cáo OOH có thể giúp tạo dựng danh tiếng thương hiệu.
Kết hợp các sự kiện nổi bật trong khu vực bạn đang đặt các bảng quảng cáo OOH và cách thương hiệu hưởng ứng với sự kiện đó, điều đó khiến khách hàng mục tiêu của bạn thấy doanh nghiệp cũng là một phần trong cộng đồng với họ.
Một ví dụ điển hình chính là This Match.com – trang Website đã sáng tạo các vấn đề thời sự có liên quan theo một cách hài hước. Để khách hàng tìm thấy nửa kia hoàn hảo của mình, những nền tảng mai mối đã ra đời và phát triển với tốc độ chóng mặt. Nó hoạt động vì các quảng cáo đã đặt một câu chuyện tình yêu hấp dẫn người dùng thường xuyên tương tác với nhau qua các nền tảng.
Kết hợp quảng cáo OOH với Storytelling Marketing
Có một sự thật bạn cần biết, nhiều bức ảnh truyền tải thông điệp tốt hơn những bài viết dài hàng nghìn từ. Bộ não của chúng ta xử lý hình ảnh nhanh hơn 60 nghìn lần so với văn bản thuần túy. Trên Twitter, người ta đã chứng minh rằng các bài đăng có hình ảnh được chuyển tiếp nhiều hơn 150% so với những bài đăng chỉ toàn chữ. Hình ảnh tạo ra các kết nối cảm xúc tốt hơn là văn bản đơn thuần. Kết hợp sức mạnh của hình ảnh đẹp với vị trí đông khách hàng mục tiêu của bạn đi qua và ROI của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng.
Chiến dịch OOH thành công cần kết hợp tất cả các yếu tố tốt nhất của Storytelling Marketing. Từ những câu chuyện cá nhân dựa trên dữ liệu đến hình ảnh tuyệt đẹp có thể kết nối với khán giả. Cùng xem quảng cáo OOH trong case study “Less is More” để thấy cách thương hiệu kết nối với nhiều khách hàng qua cách kể chuyện vô cùng trực quan:
- Đồ họa thông minh – Thực hiện mọi hành động hướng tới đối tượng mục tiêu của bạn, cho dù thông qua hình ảnh sống động, đồ họa biểu diễn thông tin hoặc thiết kế đầy sáng tạo sẽ giúp cô đọng thông điệp và vị trí đặt quảng cáo sẽ tác động tạo sự hấp dẫn cho nó. Trong OOH, hình ảnh được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự thành công.
- Bối cảnh tốt – Một phần của nghệ thuật giao tiếp bằng hình ảnh là biết tưởng tượng của khách hàng là gì và phát triển các thiết kế theo luồng đó. Học cách điều chỉnh các bối cảnh đó và sáng tạo để có thể nhanh chóng tăng khả năng hiển thị của chiến dịch OOH của bạn.
- Con người là trung tâm – Nhiều quảng cáo đã đặt con người vào trung tâm của hành động. Hãy cho khách hàng biết tại sao thương hiệu ở đó và họ liên quan như thế nào đến chiến dịch OOH.
- Câu chuyện kết nối – Những câu chuyện gợi nhắc về sự kết nối sẽ giúp tạo ra kết nối cảm xúc của những nhóm khách hàng có điểm tương tự nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn kể về những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt, sẽ tạo cảm giác chân thực hơn cho câu chuyện và lấy được sự đồng cảm của khách hàng.
- Xung đột – Những sự xung đột trong câu chuyện của bạn khi được thể hiện qua các hình ảnh, câu từ sáng tạo và hiển thị trên các bảng quảng cáo OOH có thể thành công lấy được ánh nhìn của người đi đường. Điều đó cũng giúp xây dựng kết nối câu chuyện của thương hiệu với khách hàng mục tiêu của mình.
- Sự tò mò – Cho khách hàng mục tiêu của bạn thấy rằng nếu họ lướt qua sẽ không thấy được. Điều đó sẽ tạo sự tò mò về những gì xảy ra đằng sau câu chuyện bạn muốn truyền tải.
Có rất nhiều cách mà các nhà quảng cáo OOH có thể đưa hoạt động Storytelling Marketing vào các chiến dịch của họ. OOH là một trong những phương tiện truyền thông tốt nhất để tiếp cận khán giả và tạo kết nối cảm xúc. Storytelling Marketing là một xu hướng đang phát triển và sẽ giúp ích rất nhiều cho thành công của doanh nghiệp. Bởi nó khiến thương hiệu của bạn trở nên sống động hơn rất nhiều.
Tìm hiểu dịch vụ Billboard: https://quangcaobillboard.com/quang-cao-billboard-tru/
Tìm hiểu thêm bài viết: