Quảng cáo OOH màn hình LED là loại hình quảng cáo được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng trong các chiến dịch của họ. Tuy vậy, việc sử dụng màn hình LED cũng có thể dẫn đến ô nhiễm ánh sáng. Vậy làm thế nào để giảm tình trạng này? Cùng Billboard WeWin tìm hiểu ở bài viết sau!
Nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng của màn hình LED
Màn hình LED được sử dụng rộng rãi trong các ngành liên quan đến hiển thị như quảng cáo ngoài trời vì những ưu điểm của nó bao gồm độ sáng cao, góc nhìn rộng và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, độ sáng cao dẫn đến ô nhiễm ánh sáng, đây được cho là một khuyết điểm lớn của quảng cáo màn hình LED.
Ô nhiễm ánh sáng do màn hình LED được quốc tế chia thành ba loại: ô nhiễm ánh sáng trắng, ô nhiễm ánh sáng ban ngày nhân tạo và ô nhiễm ánh sáng màu. Do vậy, việc ngăn ngừa ô nhiễm ánh sáng của màn hình LED cần được xem xét trong quá trình thiết kế.
- Trước hết, để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm ánh sáng, hãy tóm tắt nguyên nhân hình thành hiện tượng này. Nói chung tình trạng ô nhiễm ánh sáng màn hình LED là vì những lý do sau:Màn hình LED có diện tích lớn đến mức có thể chắn tầm nhìn của người quan sát như một bức màn hoặc một bức tường. Người quan sát càng đứng gần màn hình thì góc tạo thành bởi điểm đứng của người quan sát và màn hình càng lớn, hoặc hướng nhìn của người quan sát và hướng của màn hình càng hội tụ thì ảnh hưởng của ánh sáng từ màn hình tới người xem càng nghiêm trọng.
- Chủ nghĩa thương mại quá mức trong các nội dung thể hiện trên màn hình LED khiến người xem chán nản và dễ dàng từ chối.
- Những người xem có giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, thể trạng và tinh thần khác nhau sẽ có những mức độ cảm nhận khác nhau về tác động của ánh sáng màn hình LED. Ví dụ, những người thường xuyên tiếp xúc với chất cảm quang và các bệnh nhân mắc các bệnh về mắt thường sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Độ chói cao của màn hình LED phát trong môi trường thiếu sáng dẫn đến việc người xem không thích ứng kịp với độ sáng. Màn hình LED có công suất phát sáng 8000cd mỗi mét vuông trong đêm tối sẽ dẫn đến nhiễu ánh sáng nghiêm trọng. Vì có sự khác biệt đáng kể nằm ở độ chiếu sáng vào ban ngày và ban đêm, do vậy màn hình LED với độ chói bất biến sẽ phát ra các mức độ ảnh hưởng ánh sáng khác nhau tới người xem theo thời gian.
- Hình ảnh thay đổi nhanh trên màn hình, cũng như với các màu có độ bão hòa cao và chuyển tiếp nhanh sẽ dẫn đến khó chịu cho mắt.
Giải pháp cho ô nhiễm ánh sáng gây ra bởi màn hình LED
Độ chói của màn hình LED là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm ánh sáng. Tuân theo các phương pháp bảo vệ an toàn cho mắt là cách hiệu quả để giải quyết vấn đề ô nhiễm ánh sáng.
1. Áp dụng hệ thống tự điều chỉnh điều chỉnh độ sáng
Chúng ta biết rằng độ chói của môi trường thay đổi rất nhiều từ ngày sang đêm, tùy từng thời điểm và từng nơi. Nếu độ chói của màn hình LED lớn hơn 60% so với độ sáng xung quanh, mắt chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu. Nói cách khác, màn hình gây hại cho chúng ta. Hệ thống thu nhận độ sáng ngoài trời tiếp tục thu thập dữ liệu độ sáng xung quanh, theo đó phần mềm của hệ thống điều khiển màn hình hiển thị sẽ tự động tính ra độ sáng màn hình phù hợp.
Nghiên cứu cho thấy rằng, mắt người quen với độ sáng xung quanh là 800cd trên một mét vuông, phạm vi độ sáng mà mắt người có thể nhìn thấy sẽ là từ 80 đến 8000cd trên mét vuông. Nếu độ chói của vật thể nằm ngoài phạm vi, mắt cần điều chỉnh vài giây để dần dần nhìn thấy vật thể đó.
2. Kỹ thuật hiệu chỉnh thang độ xám đa cấp
Hệ thống điều khiển của màn hình LED thông thường có độ sâu màu 8bit để các màu ở mức xám thấp và các vùng chuyển màu trông cứng nhắc. Điều này cũng dẫn đến sự sai lệch của ánh sáng màu. Tuy nhiên, hệ thống điều khiển của màn hình LED mới có độ sâu màu 14bit giúp cải thiện đáng kể quá trình chuyển màu, làm cho màu sắc dịu hơn và tránh cho người xem cảm thấy ánh sáng khó chịu khi nhìn vào màn hình.
3. Vị trí lắp đặt phù hợp và quy hoạch diện tích màn hình hợp lý
Đơn vị thực hiện cần có kế hoạch hướng tới trải nghiệm dựa trên mối liên hệ giữa khoảng cách xem, góc nhìn và diện tích màn hình. Cần có những yêu cầu thiết kế cụ thể về khoảng cách xem và góc nhìn do nghiên cứu hình ảnh để màn hình LED được thiết kế hợp lý và đáp ứng những tiêu chuẩn về ánh sáng nhiều nhất có thể.
4. Nội dung được lựa chọn và thiết kế kỹ lưỡng
Là một loại phương tiện công cộng, màn hình LED được sử dụng để hiển thị thông tin bao gồm các thông báo, quảng cáo và hướng dẫn về dịch vụ công cộng. Do vậy, đơn vị thực hiện nên sàng lọc những nội dung đáp ứng nhu cầu của công chúng để tránh bị họ ngó lơ. Đây cũng là một khía cạnh quan trọng trong việc chống ô nhiễm ánh sáng.
5. Điều chỉnh độ chói tiêu chuẩn
Tình trạng ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng do các màn hình ngoài trời quá sáng gây ra sự ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân xung quanh ở một mức độ nào đó. Do đó, các ban ngành liên quan nên ban hành các tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng màn hình LED để tăng cường kiểm soát ô nhiễm ánh sáng. Các doanh nghiệp chủ sở hữu màn hình LED cần được yêu cầu chủ động điều chỉnh công suất độ sáng của màn hình theo độ sáng xung quanh và nghiêm cấm đầu ra độ sáng cao trong đêm tối.
6. Giảm phát tán tia xanh (blue ray)
Mắt người có tiếp nhận thị giác khác nhau đối với các bước sóng ánh sáng khác nhau. Vì sự tiếp nhận phức tạp của con người đối với ánh sáng không thể được đo bằng “độ sáng”, chỉ số bức xạ có thể được coi là tiêu chí cho năng lượng ánh sáng nhìn thấy an toàn. Cảm xúc của con người đối với tia xanh không thể được coi là tiêu chí duy nhất để đo lường tác động của ánh sáng đối với mắt người.
Thiết bị đo bức xạ nên được giới thiệu và nó sẽ thu thập dữ liệu để phản hồi ảnh hưởng của cường độ phát ra ánh sáng xanh đến sự tiếp nhận thị giác. Các nhà sản xuất màn hình LED phải giảm sự phát tán ra tia xanh trong khi vẫn đảm bảo các chức năng hiển thị của màn hình, để tránh gây hại cho mắt người.
7. Kiểm soát phân phối ánh sáng
Để kiểm soát hiệu quả ô nhiễm ánh sáng do màn hình LED gây ra cần có sự bố trí hợp lý của ánh sáng từ màn hình. Để tránh ánh sáng ở một phần khu vực, ánh sáng do màn hình LED phát ra phải được trải đều trong trường thị giác. Điều này yêu cầu hạn chế nghiêm ngặt về hướng và quy mô tiếp xúc ánh sáng trong quá trình sản xuất.
8. Áp dụng phương pháp bảo vệ an toàn
Các biện pháp phòng ngừa an toàn nên được ghi trên hướng dẫn vận hành của các sản phẩm màn hình LED. Các biện pháp nên tập trung vào việc điều chỉnh chính xác độ chói của màn hình và tác hại có thể gây ra khi nhìn vào màn hình LED trong thời gian dài. Nếu hệ thống điều chỉnh độ sáng tự động không hoạt động, bạn có thể điều chỉnh độ sáng bằng tay.
Đồng thời, các biện pháp an toàn chống ô nhiễm ánh sáng sẽ được phổ biến cho công chúng để nâng cao khả năng tự bảo vệ của họ. Ví dụ, người xem không nên nhìn chằm chằm vào màn hình trong một thời gian dài và cần tránh tập trung vào các chi tiết trên màn hình, nếu không ánh sáng của đèn LED sẽ tập trung vào mắt và tạo thành các điểm sáng, và đôi khi có thể dẫn đến bỏng võng mạc.
9. Cải thiện hiệu suất và chất lượng sản phẩm thường xuyên
Để đảm bảo hoạt động của các sản phẩm màn hình LED, cần phải tăng cường kiểm tra độ sáng của sản phẩm trong môi trường trong nhà và ngoài trời. Trong quá trình làm việc trong nhà, nhân viên kiểm tra phải quan sát màn hình ở cự ly gần để xem có vấn đề gì với các chi tiết hay không, đeo kính râm đen có độ giảm độ sáng từ 2 đến 4 lần. Khi ở ngoài trời, độ suy giảm độ sáng nên từ 4 đến 8 lần. Nhân viên kiểm tra phải đeo thiết bị bảo vệ an toàn để thực hiện thử nghiệm, đặc biệt là trong bóng tối, tránh ánh sáng mạnh.
Kết
Tóm lại, với tư cách là một loại nguồn sáng, màn hình LED chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng về các vấn đề về an toàn ánh sáng và ô nhiễm ánh sáng khi hoạt động. Chúng ta nên thực hiện các biện pháp hợp lý và khả thi để loại bỏ ô nhiễm ánh sáng do màn hình LED gây ra. Từ đó ngăn chặn ảnh hưởng màn hình LED gây hại cho cơ thể con người dựa trên cơ sở phân tích toàn diện vấn đề an toàn ánh sáng của hình thức này.
Tìm hiểu thêm: